CHƯƠNG III: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Câu 291. / Cấu trúc di truyền và quần thể tự phối:
a Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
b Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
c Đa dạng và phong phú về kiểu gen
d Không Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 292. / Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
a Thể hiện đặc điểm đa hình
b Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm
c Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
d Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 293. / Tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các kiểu gen:
a Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
b Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
c Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
d Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể
Câu 294. / Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là: A/ a= 0,7 / 0,3 . Tần số tương đối A : a ở thế hệ sau là:
a A : a = 0,5 : 0,5
b A : a = 0,7 : 0,3
c A : a = 0,75 : 0,25
d A : a = 0,8 : 0,2
Câu 295. / Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc gen nào đó:
a Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
b Chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen
c Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
d Chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen
Câu 296. / Ý nghĩa nào dưới nay không phải là của định luật Hacđi - Vanbec:
a Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
b Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa
c Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể
d Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian
Câu 297. / Người đầu tiên phát biểu về nội dung trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là:
a Hacdi và Vanbec
b Menden và Morgan
c Morgan và Hacdi
d Hacdi và Menden
Câu 298. / Tần số tương đối của alen trong quần thể được xác định bằng:
a Tỉ lệ giao tử mang alen tương ứng
b Tỉ lệ của kiểu gen đồng hợp trội
c Tỉ lệ của kiểu gen dị hợp
d Tỉ lệ của kiểu gen lặn
Câu 299. / Định luật Hacdi - Vanbec có đặc điểm nào sau đây:
a Không áp dụng được khi có chọn lọc tự nhiên trong quần thể
b Đúng cho tất cả các loại quần thể
c Áp dụng cho quần thể giao phối ở mọi điều kiện
d Áp dụng cho mọi quần thể tự phối
Câu 300. / Khi quần thể xảy ra hiện tượng tự phối sẽ dẫn đến kết quả:
a Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
b Tăng số kiểu gen đồng hợp và giảm số kiểu gen dị hợp
c Tăng số kiểu gen dị hợp và giảm số kiểu gen đồng hợp
d Xuất hiện thêm các alen mới
Câu 301. / Quần thể nào sau đây chưa cân bằng ?
a 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb
b 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb
c 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb
d 0,1BB : 0,4 Bb : 0,5bb
Câu 302. / Ở bắp, tính trạng hạt vàng ( alen Aquy định) là trội so với tính trạng hạt trắng ( alen a quy định ). 1 quần thể bắp ở trạng thái cân bằng có số cây hạt trắng chiếm 36% , tần số alen A và alen a của quần thể bắp trên là :
a 0,4AA và 0,6aa
b 0,36A và 0,64a
c 0,4a và 0,6A
d 0,4A và 0,6a
Câu 303. / Ở bò , tính trạng lông đen ( alen Bquy định) là trội so với tính trạng lông vàng ( alen b quy định ). 1 đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36% , tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là :
a 0,4B và 0,6b
b 0,2bb và 0,8BB
c 0,2B và 0,8b
d 0,4b và 0,6B
Câu 304. / Quần thể nào sau ðây ở trạng thái cân bằng di truyền
a 0.04 AA : 0.64 Aa : 0.32 aa
b 0.32 AA : 0.64 Aa : 0.04 aa
c 0.64 AA : 0.04 Aa : 0.32 aa
d 0.64 AA : 0.32 Aa : 0.04 aa
Câu 305. / Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm biến đổi tần số alen của quần thể ?
a Giao phối không ngẫu nhiên
b Chọn lọc tự nhiên
c Yếu tố ngẫu nhiên
d Đột biến, giao phối và Di - nhập gen
Câu 306. / Một quần thể có 100% kiểu gen Aa, tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 của quần thể là
a 0.4 AA : 0.2 Aa : 0.4 aa
b 0.4375 AA : 0.125 Aa : 0.4375 aa
c 0.25 AA : 0.5 Aa : 0.25 aa
d 0.375 AA : 0.125 Aa : 0.375 aa
Câu 307. / Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa Nếu cho các cá thể của P giao phối tự do thì ở F1 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là
a 9%AA : 42%Aa : 49%aa
b 42,25%AA : 45,5%Aa : 12,25%aa
c 12,25%AA : 45,5%Aa : 42,25%aa
d 49%AA : 42%Aa : 9%aa
Câu 308. / Đặc điểm cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối
a Cấu trúc di truyền ổn định
b Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất
c Quần thể ngày càng thoái hoá
d Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp
Câu 309. / Về mặt lí luận, định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa
a Giúp nghiên cứu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể
b Tạo cơ sở giải thích sự ổn định của một số quần thể trong tự nhiên
c Giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong tự nhiên
d Giúp giải thích quá trình tạo loài mới từ một loài ban đầu
Câu 310. / Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây
a Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng
b Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
c Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể
d Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 311. / Điểm thể hiện trong quần thể giao phối là:
a Các cá thể có sự cách li sinh sản
b Ít phát sinh biến dị tổ hợp
c Kiểu gen của quần thể ít thay đổi
d Luôn xảy ra sự giao phối ngẫu nhiên
Câu 312. / Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn. Biết A: lông ngắn, a: lông dài. Tần số của A và a trong quần thể là
a Tần số của A = 0,45, của a = 0,55
b Tần số của A = 0,25, của a = 0,75
c Tần số của A = 0,55, của a = 0,45
d Tần số của A = 0,75, của a = 0,25
Câu 313. / Cấu trúc di truyền 1 quần thể TV : 50% AA : 50% aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là
a 25% AA : 50% Aa: 25% aa
b 25% AA : 50% aa : 25% Aa
c 50% AA : 50% Aa
d 50% AA : 50% aa
Câu 314. / Trong 1 quần thể giao phối giả sử gen 1 có 2alen gen 2 có 3alen, các gen phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa bao nhiu kiểu hợp tử?
a 30
b 6
c 60
d 18
Câu 315. / Đặc điểm nào sau đây SAI với quần thể giao phối?
a Nhóm cá thể cùng loài hoặc khác loài
b Cách li ở mức độ nhất định với nhóm cá thể lân cận cùng loài
c Các cá thể giao phối tự do với nhau
d Các cá thể sống chung qua nhiều thế hệ trong khoảng Không gian xác định
Câu 316. / Nội dung của định luật Hacdi-Vanbec liên quan đến vấn đề nào sau đây
a Tỉ lệ kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường
b Tỉ lệ phân bố kiểu hình trong quần thể
c Sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ
d Sự duy trì ổn định tần số tương đối của các alen qua các thế hệ
Câu 317. / Phát biểu nào sau đây Không phải là hạn chế của định luật Hacdi-Vanbec
a Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số tương đối các alen
b Sức sống và giá trị thích nghi của các kiểu khác nhau Không giống nhau
c Số lượng cá thể của quần thể giao phối thường Không nhiều nên hạn chế giao phối tự do
d Giải thích vì sao trong tự nhiên có quần thể ổn định trong thời gian dài
Câu 318. / Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa.Tần số tương đối các alen trong quần thể là
a A=0,1 ; a=0,9
b A=0,3 ; a=0,7
c A=0,9 ; a=0,1
d A=0,7 ; a=0,3
Câu 319. / Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là
a 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
b 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
c 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
d 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
Câu 320. / Một quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền. Điều kiện để quần thể này đạt trạng thái cân bằng di truyền là
a Cho ngẫu phối và tự phối
b Cho ngẫu phối qua 1 thế hệ
c Cho ngẫu phối qua nhiều thế hệ rồi tự phối
d Cho tự phối
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 321. / Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật:
a Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí - hoá học
b Lai giữa loài đã thuần hoá với loài hoang dại
c Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý
d Ưu thế lai
Câu 322. / Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt:
a Thể ba nhiễm
b Đột biến đa bội
c Đột biến dị bội
d Đột biến gen
Câu 323. / Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là
a Tự thụ
b Tạp giao
c Lai giống
d Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc
Câu 324. / Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
a Hạt nảy mầm
b Hạt khô
c Rễ
d Hạt phấn, bầu nhụy
Câu 325. / Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
a Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội
b Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
c Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
d Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
Câu 326. / Tác dụng của cônsixin trong việc gây ra đột biến nhân tạo là
a Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
b Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào
c Làm rối loạn phân li nhiễm sắc thể trong phân bào làm xuất hiện dạng dị bội
d Gây ra đột biến gen dạng thay nuclêôtit
Câu 327. / Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm
a Hoàn toàn phụ thuộc và sự phát sinh ngẫu nhiên của các biến dị
b Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo
c Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của thế hệ lai
d Thực hiện trên cơ sở lí luận mới của di truyền học
Câu 328. / Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp
a Cải tạo giống
b Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, sử dụng ưu thế lai
c Cần giữ lại các phẩm chất quý của một giống, tạo ra độ đồng điệu về kiểu gen của phẩm giống
d Cần được phát hiện gen xấu để loại bỏ
Câu 329. / Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là
a Ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại
b Là sự phối hợp giữa các gen trội trong cùng 1 kiểu gen đồng hợp
c Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn
d Con lai ở trạng thái dị hợp tử có những ưu thế vượt trội về mặt kiểu hình so với các dạng đồng hợp
Câu 330. / Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp
a Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng
b Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1
c Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ
d Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn
Câu 331. / Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết là để
a Cải tiến giống có năng suất thấp
b Tạo giống mới
c Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm
d Củng cố các đặc tính tốt và tạo dòng thuần chủng
Câu 332. / Giới hạn nãng suất của giống được qui định bởi
a Điều kiện thời tiết
b Chế độ thời tiết
c Kỹ thuật canh tác
d Kiểu gen
Câu 333. / Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa 2 loài lai xa là
a Tế bào cơ thể lai xa có bộ NST tăng gấp bội so với 2 loài bố mẹ
b Tế bào cơ thể lai mang đầy đủ bộ NST của hai loài bố mẹ
c Tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt
d Tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp NST tương đồng
Câu 334. / Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học đối với
a Vật nuôi, cây trồng
b Vi sinh vật, cây trồng
c Vi sinh vật và vật nuôi
d Vật nuôi
Câu 335. / Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng nào sau:
a Giảm thể dị hợp
b Ưu thế lai
c Thoái hóa giống
d Tăng thể đồng hợp
Câu 336. / Phát biểu nào dưới đây là không đúng
a Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường
b Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh
c Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường
d Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường
Câu 337. / Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dự trên cơ sở di truyền học nào
a Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh
b Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh
c Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường
d Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra các tật bệnh ở người
Câu 338. / Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong
a Chọn giống cây trồng
b Chọn giống vật nuôi
c Chọn giống vi sinh vật
d Chọn giống vật nuôi và cây trồng
Câu 339. / Khái niệm nào sau đây đúng
a Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh
b Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật
c Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc không gian của ADN
d Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu biết về đặc điểm phát triển của vi sinh
Câu 340. / Ở cây trồng, để tạo ra những giống có sản lượng cao, chống bệnh giỏi, người ta thường dùng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp
a Đa bội hoá
b Gây đột biến nhân tạo
c Lai xa
d Lai khác dòng
Câu 341. / Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở động vật người ta sử dụng phương pháp
a Không có phương pháp khắc phục
b Lai tế bào
c Gây đột biến đa bội để tạo thể song nhị bội
d Gây đột biến gen
Câu 342. / Người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận, vì
a Vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh
b Vi khuẩn E. coli không gây hại cho sinh vật
c Vi khuẩn E.coli có nhiều trong môi trường
d Vi khuẩn E. coli dễ nuôi cấy
Câu 343. / Nội dung nào dưới đây không phải thuộc về tính trạng chất lượng
a Đó là các tính trạng về năng suất của giống
b Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
c Thường do gen qui định
d Sử dụng phương pháp chọn lọc các thể thường đem lại hiệu quả cao
Câu 344. / Các tia phóng xạ có thể gây đột biến khi
a Đủ cường độ và liều lượng với thời gian thích hợp
b Không có phương án đúng
c Cường độ, liều lượng cao trong thời gian ngắn
d Cường độ, liều lượng thấp nhưng chiếu trong thời gian dài
Câu 345. / Giao phối cận huyết là:
a Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ.
b Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen, kiểu hình.
c Hình thức giao phối giữa các cá thể cùng loài.
d Hình thức giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần.
Câu 346. / Điều nào sau đây đúng khi cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần hai cơ thể có kiểu gen đồng hợp về các gen trội có lợi qua các thế hệ?
a Hiện tượng thoái hóa giống xảy ra chậm chạp
b Thành phần kiểu gen dị hợp sẽ giảm đi 1 nữa qua mỗi thế hệ
c Không xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.
d Đời con sẽ được xài làm sản phẩm chứ không được xài làm giống.
Câu 347. / Khi dùng 1 con đực cao sản thuần chủng để cải tạo 1 giống địa phượng có năng suất thấp, ở thế hệ thứ 5 tỉ lệ kiểu gen của đực cao sản sẽ là:
a 75%
b 87,5%
c 93,75%
d 96,875%
Câu 348. / Trong lai khác dòng đơn trên đối tượng cây trồng, để chọn được cặp bố mẹ thuộc hai dòng khác nhau người ta thường tiến hành tự thụ phấn. Số thế hệ tự thụ phấn để tạo 2 dòng thuần là:
a 4 thế hệ
b 3 thế hệ
c 5-7 thế hệ
d Trên 7 thế hệ
Câu 349. / Làm cách nào khắc phục hiện tượng con lai bất thụ trong lai xa khác loài?
a Dùng phương pháp nuôi cấy mô, nuôi phôi lai trong những môi trường nhân tạo đặc biệt.
b Thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
c Đa bội hóa tạo thể song nhị bội.
d Cho tự thụ liên tiếp nhiều thế hệ.
Câu 350. / Lai khác thứ là:
a Tổ hợp vốn gen quý của 2 hay nhiều loài khác nhau.
b Tạo ra những dòng thuần bằng cách tự thụ bắt buộc, hoặc cho giao phối gần qua nhiều thế hệ rồi chọn ra 2 dòng thuộc 2 giống khác nhau và đem lai với nhau.
c Tổ hợp vốn gen quý của 2 hay nhiều giống khác nhau.
d Dùng 1 giống năng suất cao lai với 1 giống có năng suất thấp.
Câu 351. / Hiệu quả của lai cải tạo giống là?
a Qua 1 số thế hệ lai tạo, giống địa phương sẽ có được 1 số phẩm chất gần giống như giống nhập ngoại thuần chủng.
b Giúp đời con biểu hiện ưu thế lai nên năng suất sẽ tăng giúp tăng giá trị KT
c Tạo ra giống mới kết hợp đặc tính tốt của giống địa phương và giống ngoại nhập
d Tránh hiện tượng thoái hóa giống khi tiến hành giao phối cận huyết
Câu 352. / Trong chọn giống vật nuôi cà cây trồng, giai đoạn nào quan trọng nhất?
a Chọn lọc giống tốt, kiểm tra kiểu gen và kiểu hình
b Gây đột biến
c Nhân giống để đưa vào sản xuất
d Kiểm tra ảnh hưởng của môi trường lên giống
Câu 353. / Người ta dựa vào những hiểu biết về di truyền học phân tử, về cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị và các quy luật di truyền để áp dụng vào trong chọn giống mục đích gì?
a Chuyển gen giữa các Sinh vật
b Tiến hành chọn lọc cá thể hay chọn lọc hàng loạt
c Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc
d Xài phương pháp lai tạo giống mới
Câu 354. / Thành công đầu tiên khi tiến hành lai tế bào là ở đối tượng nào?
a Lai 2 loài dưa chuột
b Lai hai loài thuốc lá khác nhau.
c Lai giữa những loài đậu
d Lai cây cà chua với cây khoai tây
Câu 355. / Trong kỹ thuật cấy gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo từ:
a ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.
b ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.
c ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.
d ADN của tế bào cho sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.
Câu 356. / Đặc điểm không phải của Plasmit là
a Có khả năng tự nhân đôi
b Nằm trên NST
c Có mang gen qui định tính trạng
d Có thể bị đột biến
Câu 357. / Kỹ thuật cấy gen có nghĩa là
a Tác động làm thay đổi cấu trúc gen trong tế bào
b Chuyển ADN từ NST này sang NST khác
c Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào
d Chuyển một đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác
Câu 358. / Tế bào nhận thường được dùng phổ biến trong kĩ thuật chuyển gen là
a Tế bào người
b Tế bào vi khuẩn lactic
c Tế bào vi Sinh vật
d Tế bào vi khuẩn E.coli
Câu 359. / Ligaza có vai trò gì trong kĩ thuật di truyền
a Ghép đoạn ADN của tế bào nhận vào plasmit
b Nhận ra và cắt đứt ADN ở những vị trí xác định
c Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit
d Nối ADN của tế bào cho với ADN của tế bào nhận
Câu 360. / Trong KTDT, thực khuẩn thể thực hiện chức năng gì
a Gắn đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của nó để tạo thành ADN tái tổ hợp
b Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện trong tế bào nhận
c Gắn ADN của tế bào cho vào ADN của tế bào nhận
d Gắn ADN của nó vào plasmit
ĐA: ... 291_a... 292_a... 293_c... 294_b... 295_c... 296_b... 297_a... 298_a... 299_a... 300_b... 301_d... 302_d... 303_d... 304_d... 305_a... 306_b... 307_b... 308_d... 309_b... 310_a... 311_d... 312_c... 313_d... 314_d... 315_a... 316_d... 317_d... 318_d... 319_a... 320_b... 321_a... 322_b... 323_d... 324_c... 325_d... 326_a... 327_d... 328_c... 329_d... 330_a... 331_d... 332_d... 333_d... 334_d... 335_b... 336_d... 337_d... 338_a... 339_a... 340_a... 341_a... 342_a... 343_d... 344_a... 345_d... 346_c... 347_a... 348_c... 349_c... 350_c... 351_a... 352_c... 353_c... 354_b... 355_c... 356_b... 357_d... 358_d... 359_c... 360_a..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét