TIẾN HOÁ
Tiến hoá là gì?: Khi nghiên cứu phần tiến hoá đa số HS cho rằng đây là phần khó và trừu tượng trong Sinh học 12. Song nó là một phần không thể tách rời trong cấu trúc của đề thi ĐH-CĐ. Bởi thế chúng ta cần phải học thật tốt phần này nếu như muốn có điểm thi cao… bây giờ ta sẽ đi vào nội dung chính: Tiến hoá là gì? Thật khó trả lời: Sự hình thành giới sinh vật như hiện nay đã trải qua hàng tỉ năm trong lịch sử, trong đó loài người chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng gần 2 triệu năm ( người cổ Homo). Bởi thế mới có sự tranh cãi gay gắt hàng thế kỷ giữa duy vật và duy tâm.. Tuy nhiên với thành tựu khoa học đạt được như hiện nay…Khoa học hiện đại đã đi đến những kết luận mà chúng ta không thể phủ nhận. Theo sinh học hiện đại: Tiến hoá là quá trình biến đổi của giới sinh vật theo các chiều hướng đó là: -Từ đơn giản đến phức tạp ( Từ những SV có tổ chức cơ thể vô bào, đơn bào đến đa bào..); -Từ ít dạng đến đa dạng ( SV càng ngày càng đa dạng); -Từ kém thích nghi đến thích nghi hơn. Vậy điều này có đáng tin không? –Có chứ, phải tin chứ.Tại sao??? Hàng loạt thí nghiệm, hàng loạt bằng chứng..hiện nay đã minh chứng cho điều đó! Để khỏi nghi ngờ chúng ta hãy nghiên cứu chương I: CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA I. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA 1. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU HỌC SO SÁNH: - Là 1 lĩnh vực của sinh học, nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài dựa trên việc so sánh các đặc điểm giải phẫu. - Cơ quan tương đồng: là cơ quan được tiến hóa từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau Như vậy cơ quan tương đồng phản ánh kiểu tiến hoá phân li ( Từ 1 gốc chung phân li thành các dạng khác nhau). Để nhận biết những cơ quan nào là tương đồng, chúng ta dựa vào đặc điểm: giống nhau về cấu tạo và khác nhau về chức năng VD: Xương chi trước của người, ngựa, chuột chũi, chim, dơi, mèo, cá voi đều được cấu tạo gồm 5 phần : Cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón. Nhưng chức năng lại khác nhau: Người thì cầm nắm, lao động. Mèo thì leo trèo, vồ mồi. Cá voi thì bơi… - Cơ quan thoái hóa cũng là 1 loại cơ quan tương đồng nhưng cấu trúc đã bị tiêu giảm và không còn chức năng. Cơ quan thoái hóa giúp ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này bắt nguồn từ một tổ tiên chung. VD: Ruột thừa ở người (không còn chức năng gì) bắt nguồn từ manh tràng của đv ( có chức năng tiêu hoá xenluloz). Xương cụt bắt nguồn từ đuôi, mẫu thịt ở khoé mắt bắt nguồn từ mí mắt thứ ba ở đv. Ở Trăn, hai bên lỗ huyệt còn có hai mẫu xương hình vuốt nối với xương chậu, nói lên rằng bò sát không chân đã xuật phát từ bò sát có chân. Cá voi ( thú) các chi sau đã bị tiêu giảm, vẫn còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày. Hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích nhuỵ, Ở ngô có khi di tích nhuỵ phát triển làm xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ. Những hiện tượng này chứng tỏ hoa có nguồn gốc lưỡng tính Trường hợp cơ quan thoái hoá lại xuất hiện và phát triển mạnh ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ. - Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng giống nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc VD: Cánh sâu bọ và cánh dơi; Mang cá và mang tôm; chân chuột chũi và chân dế chũi. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và gai hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân.Cánh chim có nguồn gốc từ chi trước và cánh côn trùng mọc ra từ các đốt thân có nguồn gốc hoàn toàn khác nhau nhưng cấu tạo tương tự tạo nên bề mặt lớn tiếp xúc với không khí trong cử động bay. Kết luận: - Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung. - Cơ quan thoái hoá là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài(còn vết tích).
Yêu Sinh Học

Giáo khoa SH12


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét