BÀI 16: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN - ÔN TẬP CHƯƠNG II

BÀI 16: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN
SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

Câu 266. / Mức phản ứng của cơ thể được quy định bởi
a Môi trường
b Kiểu gen và môi trường
c Kiểu gen
d Kiểu hình
Câu 267. / Ví dụ nào sau không phải là thường biến
a Mùa đông cây rụng lá
b Bọ que thân giống cái que
c Rùng mình khi trời lạnh
d Sự thay đổi đặc điểm lông gấu vào mùa đông và hè
Câu 268. / Trong mối quan hệ giữa giống - kỹ thuật canh tác - năng suất cây trồng
a Năng suất phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống, ít phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác
b Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật canh tác
c Năng suất chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác mà ít phụ thuộc vào chất lượng giống
d Giới hạn của năng suất phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác
Câu 269. / Chọn câu đúng trong các phát biểu sau
a Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau
b Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau
c Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen
d Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen
Câu 270. / Thường biến là
a Biến đổi bình thường ở kiểu gen
b Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi
c Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường
d Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen
Câu 271. / Đặc tính nổi bậc của thường biến là
a Thích nghi
b Di truyền
c Phổ biến
d Định hướng
Câu 272. / Mức phản ứng là
a Tập họp tất cả các kiểu gen và kiểu hình của cơ thể
b Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trong những môi trường khác nhau
c Tập họp tất cả các kiểu gen cùng quy định một kiểu hình
d Tập họp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen
Câu 273. / Sự mềm dẻo của kiểu hình biểu hiện ở hiện tượng
a 1 kiểu hình có nhiều trạng thái khác nhau
b 1 kiểu hình của cơ thể thay đổi bất thường
c 1 kiểu hình biểu hiện ở nhiều mức độ
d 1 kiểu hình do nhiều gen khác nhau quy định
Câu 274. / Để biết được một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta thường dựa vào điều gì
a Kiểu hình của cá thể đó
b Biến dị đó có di truyền được hay không
c Khả năng phản ứng của cá thể đó
d Kiểu gen của cá thể đó
Câu 275. / Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng là
a Kỹ thuật nuôi trồng
b Chế độ dinh dưỡng
c Điều kiện khí hậu
d Kiểu gen của giống


BÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 276. / Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau khi thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là
a Sinh trưởng và phát triển mạnh
b Con cháu xuất hiện ngày càng đông và mang nhiều kiểu gen, kiểu hình
c Sinh trưởng phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu
d Khả năng chống chịu tốt và các điều kiện của môi trường
Câu 277. / Hiện tượng không được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen
a Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
b Gen trội át hoàn toàn gen lặn
c Bố mẹ thuần chủng thì con lai đồng loạt giống nhau
d Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính
Câu 278. / Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
a Tác động qua lại giữa các gen
b Hiện tượng các gen phân ly độc lập
c Liên kết gen
d Hoán vị gen
Câu 279. / F1 chứa 2 cặp gen dị hợp có thể tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau khi được chi phối bởi
a Định luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen
b Định luật phân li độc lập và quy luật tác động gen không alen
c Quy luật tác động gen không alen và quy luật hoán vị gen với tần số 50%
d Định luật phân li độc lập, quy luật tác động gen không alen và quy luật hoán vị gen với tần số 50%
Câu 280. / Biến dị tổ hợp dẫn đến làm xuất hiện kiểu hình mới hoàn toàn xuất hiện ở
a Quy luật liên kết gen
b Quy luật hoán vị gen
c Quy luật tác động gen không alen
d Định luật phân ly độc lập
Câu 281. / Định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng và quy luật hoán vị gen có ý nghĩa giống nhau là
a Tạo ra các cơ thể mang các tính trạng ổn định
b Tạo ra những dòng thuần chủng giúp cho quá trình tạo giống mới
c Góp phần làm tăng sự sai khác giữa các cá thể trong loài, tạo sự phong phú đa dạng ở sinh vật
d Tạo ra rất nhiều con lai ở thế hệ sau
Câu 282. / Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình
a Trội hoàn toàn
b Phân li độc lập
c Trội không hoàn toàn
d Phân li
Câu 283. / Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là:
a 100% thân cao
b 11 thân cao : 1 thân thấp
c 35 thân cao : 1 thân thấp
d 75% thân cao : 25% thân thấp
Câu 284. / Thể tứ bội(4n) AAaa có thể cho các loại giao tử nào?
a 1AA:4Aa:1aa
b 1AA:2Aa:1aa
c AA:Aa
d AA:aa
Câu 285. / Cơ thể tứ bội(4n) giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Thể tứ bội nào sau đây sẽ tạo được giao tử(2n) là Aa tỉ lệ 66,67%?
a AAAa
b Aaaa
c AAaa
d AAAa, Aaaa
Câu 286. / Cho 1 cây cà chua tứ bội AAaa x lưỡng bội Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là bao nhiêu?
a 1/12
b 1/2
c 1/36
d 1/6
Câu 287. / Khi lai cây tứ bội AAaa với nhau thì tỉ lệ kiểu gen gồm 3 trội 1 lặn ở thế hệ sau là
a 18/36
b 8/36
c 3/36
d 1/16
Câu 288. / Khi cho cây tứ bội AAaa giao phấn với cây Aaaa. Số kiểu tổ hợp giao tử bình thường được tạo ra là
a 6 kiểu
b 4 kiểu
c 16 kiểu
d 36 kiểu
Câu 289. / Cho 2 cây dị hợp 3n giao phấn với nhau, F1 thu được tỷ lệ kiểu hình: 35 thân cao/1 thân thấp. Biết P giảm phân bình thường và gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn, a thân thấp. Phép lai P tạo ra kết quả trên là
a AAa x AAa
b AAa x Aaa
c AAA x Aaa
d Aaa x Aaa
Câu 290. / Khi người ta cho lai các thể tứ bội: P AAaa x AAaaTrong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là
a 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.
b 1 AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 18Aaaa : 1aaaa.
c 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
d 1aaaa : 18AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1AAAA.
ĐA: ... 266_c... 267_b... 268_b... 269_a... 270_d... 271_a... 272_b... 273_c... 274_b... 275_d... 276_c... 277_a... 278_c... 279_d... 280_c... 281_c... 282_c... 283_a... 284_a... 285_c... 286_a... 287_b... 288_a... 289_a... 290_c

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét