Lớp 12

Lớp 12, có nghĩa là những lời hứa hẹn.
Hứa cố gắng

và hẹn gặp lại ở thủ đô.
Hứa không quên và hẹn về tương lai

Cả hứa và hẹn
nhất
định sẽ thực hiện cho bằng được.

Mình và con bạn thân đã nói với nhau như thế, cố lên nhé! Tất cả chúng ta sẽ làm đc

Cho những j đã qua
Cho những j đang có
Cho những j sắp xảy ra

Chúng ta sẽ đương đầu với tất cả
Xét cho cùng, ngày mai là một ngày mới!!! CỐ LÊN
Làm đc thôi mà, so với 3 năm trước đây, ĐTH đã cho mình quá nhiều điều

Lớp 12 có nghĩa là liên hoan, là chia tay, là nước mắt. Và cùng nhau hát lên bài tạm biệt "bước trên đường bạn hiền ơi xin chúc, nơi xa ấy sẽ mãi luôn bình an, luôn thành công trên đường sắp đi..."Lớp 12 có nghĩa là...lớp 12, là năm học cuối cùng trong đời học sinh, là sắp thành sinh viên đại học..., và sẽ rất nhớ về năm học lớp 12...


Lớp 12, có nghĩa là câu hỏi” Thi gì mày?” thay cho lời chào mỗi khi bạn bè gặp mặt. Là chuyện chọn trường, chọn nghề bên cạnh những câu chuyện phiếm quen thuộc mỗi giờ ra chơi.

Lớp 12, có nghĩa là học đêm. Là những cốc café bên cạnh chồng sách dày cộp. Nhìn kim đồng hồ chỉ hai giờ sáng và tự nhủ “làm thêm một đề nữa rồi mới ngủ nhé!”.

Lớp 12, có nghĩa là quanh nhà chi chít những mẩu giấy nhỏ kiểu “Cố lên!” hay “Sang năm mình sẽ là sinh viên đại học”,… Hơi bừa bộn một chút, nhưng mà đi đâu cũng thấy, và thấy để biết mình phải - làm - gì.

Lớp 12, có nghĩa là những quyển lưu bút đưa vội, để rồi dù bận đến mấy cũng cố viết thật hay cho nó. Dễ hiểu thôi, xa nhau phải có nét bút “lưu” để mà nhớ chứ! Lớp 12 còn là những món quà chia tay. Mua có, tự làm cũng có. Hơn ai hết, teen 12 hiểu rằng, đó là những món quà của trái tim đã được lựa chọn kĩ lưỡng, và ý nghĩa của nó không phải là “tạm biệt” mà là “hẹn gặp lại, tớ luôn ở bên ấy…”

Lớp 12, có nghĩa là những khi đang học, chạy ra ngoài trời hít thở cho đỡ buồn ngủ, và bấm vội tin nhắn cho đứa bạn “Mở cửa sổ ra đi mày. Trời nhiều sao, đẹp lắm!”, và mỉm cười khi đọc tin reply “ Ừ, tao và mày cũng là một ngôi sao lung linh như thế đấy! Cố lên!”

Lớp 12, có nghĩa là hồi hộp chờ cho tới tháng 3, để biết thêm 3 môn thi tốt nghiệp, và thở phào khi năm nay toàn môn “tủ”.Lớp 12 là đã biết lo cho tương lai, là thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn và chín chắn hơn một chút, để biết rằng những lời mẳng mỏ của bố mẹ, thầy cô chỉ là vì thương mình. Và tự hứa đến một ngày nào sẽ đền đáp lại công ơn đó.

Lớp 12, có nghĩa là cốc sữa nóng mẹ pha, là những món ăn mới vừa hôm trước còn nói “Con thèm..”, hôm sau đã thấy xuất hiện trên mâm cơm mẹ nấu. Mẹ biết con học mệt nên thương lắm…

Lớp 12, có nghĩa là tự nhiên … mê tín ^^. Là những đứa tưởng không đi chùa bao giờ, nay cũng cầm bó hương nghi ngút khói và xì xụp khấn: "Xin phù hộ cho con năm nay thi đâu đậu đó”.

Lớp 12 có nghĩa là … xấu hơn một chút. Da hơi xạm, mấy bé mụn trứng cá tấn công tới tấp, lại gầy đi nữa. Nhưng đứa nào đứa nấy cũng tự bảo nhau “ Là sinh viên mình sẽ “tân trang” sau, lo gì, lại ok ngay ý mà”

Lớp 12, có nghĩa là bức ảnh buổi lễ vinh danh thủ khoa đại học dán thay vào bức hình Britney Spears ngày trước. Là thần tượng một anh được 30/30 năm ngóai, và hi vọng sang năm mình sẽ là thần tượng của một – bé - lớp - 12 - nào - đó.

Lớp 12 có nghĩa là liên hoan, là chia tay, là nước mắt. Và cùng nhau hát lên bài tạm biệt "bước trên đường bạn hiền ơi xin chúc, nơi xa ấy sẽ mãi luôn bình an, luôn thành công trên đường sắp đi.Lớp 12 có nghĩa là...lớp 12, là năm học cuối cùng trong đời học sinh, là sắp thành sinh viên đại học..., và sẽ rất nhớ về năm học lớp 12...

Xác suất trong đề thi thử ĐTH

Bệnh mù màu ở người do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một quần thể cân bằng có tỷ lệ người bị bệnh chiếm 19,5%. Hai người bình thường trong quần thể lấy nhau, xác suất để họ sinh được hai người con đều bình thường là:
A. 92/104. B. 83/104 C. 27/ 104. D. 77/104.

(Dạng giống bài quần thể thi tỉnh)



Gọi tần số alen A là: m, Tần số alen a là: n ta có
QT cân bằng có dạng ½ (mXA , nXa) ^2 + ½ (mXA , nXa)(Y)=1
=> tỷ lệ người bị bệnh chiếm 19,5% ó ½ n^2 XaXa + ½ nXaY= 0,195
=> n= 0,3 => m=0,7
Quần thể này ở giới nữ có dạng: o,49XAXA: 0,42XAXa : 0,09XaXa
Quần thể này ở giới Nam có dạng: 0,7XAY: 0,3 XaY
Đến đây mới hay nha

=> trong những người bt nữ % có KG XAXA= (0,49)/(0.49+0,42) = 7/13
=> trong những người bt nữ % có KG XAXa= (0,42)/(0.49+0,42) = 6/13
=> trong những người bt Nam % có KG XAY = 0,7/0,7=1

=> Hai người bình thường lấy nhau: nghĩa là: (7/13XAXA: 6/13XAXa) sẽ lấy (0,7XAY)

Nếu tính xs sinh một lần bị bệnh xong rồi bình phương lên để được 2 lần là sai ngay :D (như cái bài bạch tạng hôm dạy bồi dưỡng ấy)

*nếu mẹ là: XAXA thì 2 con sẽ luôn ko bị bệnh XS này = 7/13
* nếu mẹ là: XAXa thì XS sinh 2 con ko bệnh là: 6/13.(3/4).3/4)=27/104
=> XS cần tính là: 7/13 + 27/104 = 83/104

Tản mạn về đột biến NST

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, Tại sao Bệnh tật di truyền mà chúng ta thường hay gặp lại hầu như đều liên quan đến cặp NST số 21, 22, .. mà chưa từng thấy đến một thể đột biến NST nào, do sai khác trong các cặp NSTsố 1,2,3.. chưa ???
Bộ NST Người
Chúng ta thấy: Bệnh Đao: 3 NST số 21
Bệnh Ung Thư máu: Do mất đoạn NST số 21
Hội chứng Etuốt: Do 3 NST số 18

Vậy thì hãy quan sát sở đồ bộ NST của người ở hình bên chúng ta sẽ có câu trả lời


Quá giễ dàng để nhận thấy sự khác biệt về khích thước của các cặp số 1,2,3 so với các cặp 21,22
Với một khích thước lớn như vậy, nếu bị đột biến thể 3 NST số 1,2.. hay là mất đoạn NST 1,2 thì có thể hiểu được chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến thể đột biến tới mức nào. Vì vậy thể đột biến thường chết ngay khi chưa kịp chào đời, và đó cũng là lý do tại sao hầu như ko bặp gặp thể đột biến liên quan đến cặp NST số 1,2,3 ở người trong tự nhiên
 Mai An

Mở rộng nguyên lý Hardy-Weinberg : Các gene liên kết trên X

Trong trường hợp các gene liên kết với giới tính, tình hình trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ở giới đồng giao tử, mối quan hệ giữa tần số allele và tần số kiểu gene tương tự như một gene autosome(gen trên NST thường), nhưng ở giới dị giao tử chỉ có hai kiểu gene và mỗi cá thể chỉ mang một allele. Để cho tiện, ta xét trư giới dị giao tử là giới đực. Bây giờ ta xét hai allele  A1 và A2 với tần số tương ứng là p và q, và đặt các tần số kiểu gene như sau: 
  Giới cái Giới đực
Kiểu gene:  A1A1  A1A2  A2A2   A1   A2
Tần số    : P H Q R S
Theo nguyên tắc, ta xác định được tần số của một allele (ví dụ A1):
- ở giới cái (pc):             pc =  P + ½H
- ở giới đực (pđ):            pđ =  R
- chung cả quần thể (C12DTHQT_22): C12DTHQT_22= ⅔ pc + ⅓ pđ = 1/3 (2pc + pđ) = 1/3 (2P + H + R)
Lưu ý: Mỗi con cái có hai nhiễm sắc thể X và mỗi con đực chỉ có một X; vì tỉ lệ đực : cái trên nguyên tắc là 1:1, cho nên 2/3 các gene liên kết giới tính trong quần thể là thuộc về giới cái và 1/3 thuộc về giới đực. Vì vậy, tần số của các allele A1 trong cả quần thể là: C12DTHQT_22 = ⅔ pc + ⅓ pđ.
Rõ ràng là các tần số allele ở hai phần đực và cái là khác nhau, do đó quần thể không ở trạng thái cân bằng. Trong khi tần số allele trong cả quần thể không thay đổi qua các thế hệ, nhưng sự phân phối các allele giữa hai giới có sự dao động khi quần thể tiến dần đến sự cân bằng. Điều này được chứng minh như sau. Theo quy luật liên kết gene trên X, các con đực nhận các gene liên kết giới tính chỉ từ các cơ thể mẹ, vì vậy pđ ở thế hệ con bằng với pc ở thế hệ trước; các con cái nhận các gene liên kết giới tính đồng đều từ cả hai bố mẹ, vì vậy pc ở thế hệ con bằng trung bình cộng của pđ và pc ở thế hệ trước. Nếu dùng dấu phẩy trên đầu để chỉ tần số allele thế hệ con, ta có:          p’đ = pc
p’c = ½(pc + pđ)
Từ đây xác định được mức chênh lệch hay là hiệu số giữa các tần số allele của hai giới:  p’c – p’đ =  ½(pđ + pc) - pc =  – ½(pc - pđ)
Nghĩa là, hiệu số của các tần số allele giữa hai giới ở thế hệ con bằng một nửa hiệu số của các tần số allele giữa hai giới ở thế hệ bố mẹ của nó, nhưng ngược dấu. Như vậy, sự phân bố các allele giữa hai giới có sự giao động theo quy luật sau: Cứ sau một thế hệ, mức chênh lệch đó giảm đi một nửa và như thế quần thể tiến dần đến trạng thái cân bằng cho đến khi các tần số gene ở hai giới là cân bằng nhau, nghĩa là  pc =  pđ = C12DTHQT_22.
Ví dụ: Theo kết quả một mẫu nghiên cứu trên mèo ở Luân Đôn (Searle, 1949; trong Falconer 1989) cho thấy trong số 338 mèo cái có 277 con lông đen (BB), 54 con thể khảm (BO) và 7 con lông da cam (OO), và trong số 353 mèo đực có 311 đen (B) và 42 da cam (O). Tính trạng này tuân theo quy luật di truyền kiên kết với giới tính như đã đề cập trước đây.
Để kiểm tra xem quần thể có ở trạng thái cân bằng hay không, trước tiên ta hãy xem liệu có bằng chứng nào về sự giao phối ngẫu nhiên? Phép thử đầu tiên là xem tần số allele ở hai giới có giống nhau không. Tính toán cụ thể cho thấy các tần số gene ở hai giới khác nhau không đáng kể.
- Ở giới cái:  f(B) = pc = (2 x 277 ) + 54/( 2 x 338 ) = 0,8994
f(O) = qc = (2 x 7 ) + 54/( 2 x 338 ) = 0,1006
- Ở giới đực:           pđ = 311/353 = 0,881               qđ = 42/353 = 0,119.
Từ tần số các allele ở giới cái, ta tính được số cá thể kỳ vọng của mỗi kiểu gene ở giới này như sau:
Số cá thể
                         Kiểu gene                  Tổng      
BB                  BO                  OO
Quan sát           277                   54                    7              338
Kỳ vọng             273,2                61,2                3,4             338
(Khi) χ2(1) = 4,6 P = 0,04
Kết quả cho thấy các số liệu quan sát không phù hợp lắm với số kỳ vọng mà chủ yếu là các số liệu thấp (kiểu BO và OO). Nếu vậy thì sự không nhất quán đó có thể là do giao phối ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể do thị hiếu của con người thiên về các màu sắc đã làm sai lệch mẫu, không đại diện được cho quần thể. Qua sự phân tích này cùng với sự sai khác chút ít về tần số gene giữa hai giới đã nói ở trên, chúng ta chẳng có lý do gì để nghĩ rằng quần thể này không ở trạng thái cân bằng.

ĐÔI DÉP

 

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Từ lúc ấy sẽ chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống phố bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức nặng đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng chiếc khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…
                                                          NGUYỄN TRUNG KIÊN

Xác suất hay tí xíu !

Cho bố mẹ đều có KG: MN tính xs sinh được 6 người con: 4 trai và 2 gái trong đó: hai người con gái đều có KG: MN ; 4 người con trai: 1 người con KG: MN ,1 người có KG: MM và 2 người có KG: NN
Biết: ko có hiện tượng đồng sinh và các lần sinh hoàn toàn độc lập với nhau.
 Đáp án: http://www.mediafire.com/?4e987ifdb0nxzkd