BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I

BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 141. / Phát biểu nào chưa đúng trong những khái niệm dưới đây
a Nhân tố gây ra đột biến gọi là tác nhân đột biến
b Cá thể mang đột biến là thể đột biến
c Đột biến gen thường chỉ liên quan đến một hoặc 2 cặp nu
d Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen
Câu 142. / Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào
a Bảo vệ cơ thể
b Chứa mã di truyền
c Điều hòa chuyển hóa
d Xúc tác phản ứng
Câu 143. / Phiên mã khác dịch như thế nào
a Dịch mã là tổng hợp ARN, phiên mã là tổng hợp prôtêin
b Phiên mã là tổng hợp ARN, dịch mã là tổng hợp protêin
c Dịch mã trước, phiên mã sau
d Không khác nhau
Câu 144. / Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân
a Đột biến số lượng NST
b Đột biến cấu trúc NST
c Đột biến gen
d Đột biến dị bội thể
Câu 145. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân
a Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
b Sẽ phát triển thành thể khảm
c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN
Câu 146. / Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?
a AXT b TTT
c XAX d TXA
Câu 147. / Một đoạn polipeptide có trỉnh tự như sau: ...Val-Val-Val-Val... Nhận xét nào sau đây đúng về đoạn gen mã hóa chuỗi polipeptide trên
a Có thể có hơn 3 loại nu trên gen
b Chỉ có 1 loại nu trên gen
c Trên gen phải có đủ 4 loại nu
d Chỉ có 3 loại nu trên gen
Câu 148. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tùy thuộc vào
a Số lượng gen trên NST
b Đặc điểm cấu trúc của gen
c Trật tự gen trên NST
d Hình thái của gen
Câu 149. / Đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào xôma thường không có khả năng
a Di truyền qua sinh sản vô tính
b Di truyền qua sinh sản hữu tính
c Nhân lên trong mô sinh dưỡng
d Tạo thể khảm
Câu 150. / Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST
a Sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì trước 1 giảm phân
b Cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến
c Sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào
d Sự rối loạn trình tự nhân đôi của NST ở kì trung gian quá trình phân bào
Câu 151. / Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn
a Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác.
b Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi.
c Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi hoặc sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST
d Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST.
Câu 152. / Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi giống nhau ở chỗ
a Đều biểu hiện ra ngay thành kiểu hìngh trên thể đột biến
b Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay trên một phần cơ thể
c Di truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Biểu hiện ngay thành kiểu hình và di truyền cho thế hệ sau
Câu 153. / Đột biến giao tử là
a Phát sinh trong nguyên phân, ở 1 tế bào sinh dưỡng
b Phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào xôma
c Phát sinh trong lần nguyên phân đầu của hợp tử
d phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào sinh dục nào đó
Câu 154. / Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến
a Lặp đoạn NST
b Đảo đoạn NST
c Đột biến trên gen X
d Mất đoạn NST
Câu 155. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân
a Sẽ phát triển thành thể khảm
b Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN
Câu 156. / Dạng đột biến nào ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt
a Đột biến đa bội
b Đột biến dị bội
c Đột biến gen
d Đột biến cấu trúc NST
Câu 157. / Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới
a Thường biến
b Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
c Biến dị tổ hợp
d Biến dị đột biến
Câu 158. / Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới
a Biến dị đột biến
b Biến dị tổ hợp và Biến dị đột biến
c Thường biến
d Biến dị tổ hợp
Câu 159. / Đột biến tiền phôi là
a Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử
b Xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào
c Đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới
d Đột biến không di truyền cho thế hệ sau
Câu 160. / Điểm nào dưới đây không đúng với thường biến
a Là những biến đổi của cơ thể SV tương ứng với điều kiện sống
b Là biến dị di truyền được
c Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng
d Có lợi cho SV, giúp chúng thích nghi với môi trường
Câu 161. / Tìm câu đúng trong các câu sau đây
a Đột biến giao tử luôn biểu hiện ra kiểu hình ở ngay thế hệ sau
b Đột biến soma có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
c Tiền đột biến là dạng Đột biến được tuyền từ thế hệ trước
d Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
Câu 162. / Đột biến NST là gì?
a Là sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng bộ NST
b Là những biến đổi cấu trúc NST
c Là những biến đổi liên quan đến số lượng bộ NST
d Là những biến đổi về cấu trúc ADN
Câu 163. / Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thể dị bội(lệch bội)
a Toàn bộ các cặp NST không phân li
b Một hay vài cặp NST không phân li bình thường
c Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng
d Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng do 1 hoặc vài cặp NST không phân li bình thường
Câu 164. / Hiện tượng nào không phải là đột biến cấu trúc NST?
a Đảo đoạn NST
b Lặp đoạn NST do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng
c Chuyển đoạn NST
d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường giữa 2 cromatit không phải chị em trong cặp NST kép gây hoán vị gen
Câu 165. / Khi xử lí đột biến đa bội thể trên thực vật, người ta thường dùng loại hóa chất nào sau đây
a Consixin b Acridin
c 5BU d Etyl metan sunphonat
Câu 166. / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu trên ADN
a Consixin b 5BU
c Acridin d Etyl metan sunphonat
Câu 167. / Yếu tố dưới nào đây không phải cơ chế phát sinh của đột biến gen là
a Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN
b Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN
c Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit
d ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN
Câu 168. / Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào sau đây là không đúng
a Đột biến là những biến đổi theo 1 hướng xác định, thường biến xảy ra trên một số cá thể
b Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền
c Đột biến là biến đổi kiểu gen, thường biến là biến đôi kiểu hình
d Đột biến là biến đổi đột ngột vô hướng, thường biến là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng
Câu 169. / Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng sẽ làm xuất hiện
a Đột biến lệch bội
b Hoán vị gen
c Đột biến đảo đoạn NST
d Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST
Câu 170. / Đột biến cấu trúc NST là
a Biến đổi thành phần hóa học của NST
b Thay đổi cấu tạo không gian của NST
c Thay đổi số lượng gen ở NST
d Biến đổi cấu trúc gen ở NST đó
ĐA: 141_c... 142_b... 143_b... 144_c... 145_a... 146_b... 147_a... 148_b... 149_b... 150_c... 151_c... 152_c... 153_d... 154_a... 155_b... 156_a... 157_b... 158_c... 159_a... 160_b... 161_d... 162_a... 163_d... 164_d... 165_a... 166_b... 167_c... 168_a... 169_d... 170_b.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét