BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN – QUY LUẬT PHÂN LI

Chương II: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền
BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN – QUY LUẬT PHÂN LI

Câu 171. / Hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là
a Phương pháp lai xa và phương pháp lai gần
b Phương pháp lai phân tích và phương pháp lai xa
c Phương pháp lai gần và phương pháp lai phân tích
d Phương pháp lai phân tích và phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai
Câu 172. / Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của 1 cơ thể là
a Đề cập đến toàn bộ tính trạng lặn ở cơ thể đó
b Đề cập đến toàn bộ tính trạng trội đã được bộc lộ ở cơ thể đó
c Đề cập đến toàn bộ các tính trạng của cơ thể đó
d Đề cập một vài tính trạng đang nghiên cứu
Câu 173. / Kết quả được biểu hiện trong định luật đồng tính là
a Các con lai thuộc các thế hệ biểu hiện tính trạng của mẹ
b Tất cả các thế hệ con lai đều nhất loạt mang tính trạng trội
c Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng của bố
d Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất đồng loạt biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ
Câu 174. / Biết B - thân cao là trội hoàn toàn so với b - thân thấp, khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về kiểu hình ta được
a F1: 100% thân cao --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp
b F1: 100% thân thấp --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp
c F1: 100% thân thấp --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp
d F1: 100% thân cao --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp
Câu 175. / Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể mang gen
a Đồng hợp trội và dị hợp
b Đồng hợp lặn và dị hợp
c Đồng hợp lặn
d Dị hợp
Câu 176. / Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là
a Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân
b Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong nguyên phân và thụ tinh
c Cơ chế tự nhân đội của NST trong nguyên phân và giảm phân
d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crọmatic trong giảm phân
Câu 177. / Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để
a Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn
b Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không
c Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai
d Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng
Câu 178. / Hoạt động nào sau đây, không nằm trong nội dung của phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai
a Chọn lựa đối tượng để tiến hành thí nghiệm
b Lai và theo dõi sự di truyền của một hay một số cặp tính trạng tương phản
c Kiểm tra để chọn được các cơ thể thuần chủng làm thế hệ xuất phát cho phép lai
d Sử dụng các tác nhân gây đột biến ở sinh vật rồi bồi dưỡng để tạo ra giống mới
Câu 179. / Đậu Hà Lan là đối tượng nghiên cứu di truyền thường xuyên của Menđen nhờ vào đặc điểm nào sau đây của nó
a Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt
b Có thời gian sinh trưởng kéo dài
c Số lượng cây con tạo ra ở thế hệ sau rất lớn
d Con lai luôn phân tích 50% đực : 50% cái
Câu 180. / Đặc điểm của dòng thuần là
a Có các cơ chế mang kiểu gen khác nhau
b Khi đem gieo trồng thì cho đời con hoàn toàn giống bố mẹ
c Tạo ra sự phân tính ở con lai giữa gieo trồng
d Chứa kiểu gen dị hợp
Câu 181. / Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là
a Lai thuận nghịch
b Phân tích cơ thể lai
c Lai phân tích
d Lai hữu tính
Câu 182. / Cặp tính trạng tương phản là
a Hai loại tính trạng khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau
b Hai tính trạng biểu hiện khác nhau của hai loại tính trạng ở hai cơ thể có cùng giới tính
c Hai trạng thái biểu hiện ở hai cá thể có giới tính khác nhau
d Hai loại tính trạng khác nhau
Câu 183. / Trên thực tế, từ “kiểu hình” được dùng để chỉ
a Toàn bộ các đặc tính của cơ thể
b Toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể
c Toàn bộ các tính trạng lặn của một cơ thể
d Một vài cặp tính trạng nào đó được nghiên cứu
Câu 184. / Kiểu gen là
a Toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật
b Toàn bộ các kiểu gen trong cơ thể của một cá thể
c Toàn bộ các kiểu gen nằm trong tế bào của một cơ thể sinh vật
d Tập hợp các gen trong các cơ thể khác nhau của loài
Câu 185. / Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng được gọi là
a Cặp gen tương ứng
b Cặp tính trạng tương phản
c Kiểu hình cơ thể
d Cặp gen tương phản
ĐA ..... 171_d... 172_d... 173_d... 174_a... 175_c... 176_a... 177_b... 178_d... 179_a... 180_b... 181_b... 182_a... 183_d... 184_a... 185_b...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét