BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Câu 111. / Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này
a Người nam mắc hội chứng Claiphentơ
b Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ
c Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ
d Người nam mắc hội chứng Tớcnơ
Câu 112. / Hội chứng Claiphentơ có những đặc điểm nào về mặt di truyền
a 47NST, XXY
b 47NST, +21
c 47NST, XXX
d 45NST, XO
Câu 113. / Cơ thể 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) xảy ra ở
a Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục
b Tế bào xôma
c Giai đoạn tiền phôi
d Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái
Câu 114. / Rối loạn trong phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào từ tế bào 2n = 14, làm xuất hiện thể
a 2n + 1 = 15 NST
b 3n = 21 NST
c 2n - 1 = 13 NST
d 4n = 28 NST
Câu 115. / Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến
a Là cơ thể mang đột biến ở dạng tiềm ẩn
b Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình
c Là cơ thể mang đột biến gen trội
d Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình
Câu 116. / Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là
a Thể không
b Thể hai
c Thể một
d Thể ba
Câu 117. / Những giống cây ăn quả không hạt thường là
a Thể đa bội chẵn
b Thể song nhị bội
c Thể đa bội lẻ
d Thể dị bội
Câu 118. / Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây
a Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó
b Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng
c Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc
d Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp
Câu 119. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tùy thuộc vào
a Hình thái của gen
b Trật tự gen trên NST
c Số lượng gen trên NST
d Đặc điểm cấu trúc của gen
Câu 120. / Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt là do
a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3
b Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh
c Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường
d Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng
Câu 121. / Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do
a Thường không có hoặc hạt rất bé
b Có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành
c Rối loạn quá trình hình thành giao tử
d Không có cơ quan sinh sản
Câu 122. / Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ NST là
a (2n-2-1) và (2n-1-1-1)
b (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1)
c (2n-3) hoặc (2n-1-1-1)
d (2n-3) và (2n-2-1)
Câu 123. / Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành
a Thể 1 nhiễm
b Thể khuyết nhiễm
c Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm
d Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm
Câu 124. / Loại biến dị nào dưới đây có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
a Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
b Đột biến xôma
c Thường biến
d Thể đa bội chẵn ở thực vật
Câu 125. / Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở
a Cả động vật và thực vật
b Vi sinh vật
c Thực vật
d Động vật
Câu 126. / Ứng dụng của thể đột biến đa bội là gì?
a Gây đa bội ở TV để thu hoạch cơ quan sinh dưỡng và quả không hạt
b Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi
c Tạo nguồn biến dị cho chọn giống
d Làm tăng tính đa dạng của SV
Câu 127. / Trường hợp nào sau đây không được xem là thể dị bội?
a 2n+1
b 2n+2
c n-2
d 2n-1
Câu 128. / Thể khảm tứ bội(4n) trên cơ thể lưỡng bội(2n) được phát sinh và biểu hiện trên 1 cây có hoa là do cơ chế nào?
a Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử
b Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở những tế bào sinh giao tử
c Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn
d Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng
Câu 129. / Điều nhận xét nào là không đúng khi nói về thể đa bội chẵn?
a Thể 4n có thể hình thành từ hợp tử 2n bị tác dụng bởi consixin
b Thể tứ bội chỉ có thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
c Thể 4n có thể được hình thành do bố, mẹ (2n) bị Đột biến đa bội thể xảy ra trong giảm phân tạo giao tử
d Thể tứ bội khá phổ biến ở TV nhưng rất hiếm gặp ở ĐV
Câu 130. / Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là
a Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ
b Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội(đa bội cùng nguồn), thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội(đa bội khác nguồn)
c Thể tứ bội là KQ của các tác nhân gây Đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là KQ của lai xa và đa bỗi hóa tự nhiên
d Thể tứ bội và thể song nhị bội đều có khả năng duy trì nòi giống
Câu 131. / Hóa chất consixin có khả năng gây đột biến đa bội thể là vì
a Ngăn cản quá trình tạo các cromatit ở NST
b Ngăn cản sự tập hợp các vi ống để hình thành thoi tơ vô sắc
c Ngăn cản các cromatit trượt trên thoi tơ sắc tiến về 2 cực tế bào
d Làm tiêu biển các trung thể trong quá trình phân bào
Câu 132. / Thể tam nhiễm có thể hình thành từ
a Giao tử (n+2) và (n-1)
b Giao tử (n+1) và (n+1)
c Giao tử (n+1) và (n+2)
d Giao tử (n+1) và (n-1)
Câu 133. / Thể đa bội lẻ không có đặc điểm nào sau đây
a Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to
b Sinh trưởng phát tốt, khả năng chống chịu tốt
c Sinh sản hữu tính mạnh mẽ
d Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng cao
Câu 134. / Tính chất của đột biến là
a Đồng loạt, không định hướng, đột ngột
b Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột
c Xác định, đồng loạt, đột ngột
d Riêng lẻ, định hướng, đột ngột
Câu 135. / Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST giới tính nào cả. Đây là dạng
a Thể bốn
b Thể không
c Thể một
d Thể ba
Câu 136. / Thể dị đa bội là
a Một loại đa bội dị thường
b Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa
c Một dạng đặc biệt của lệch bội
d Cơ thể chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài
Câu 137. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai dị tứ bội của chúng có bộ NST là
a n1+n2
b 2n2+2n2
c 2n1+2n2
d 2n1+2n1
Câu 138. / Điểm giống nhau chính giữa tự tứ bội và dị tứ bội là
a Đều có bộ NST là số chẵn
b 2 dạng này đều có số NST tăng gấp bội
c Cơ thể đều gồm 2 bộ NST đơn bội
d Cơ thể đều gồm 2 bộ NST lưỡng bội
Câu 139. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai song dị bội của chúng có thể phát sinh giao tử là
a 2n2+2n2
b 2n1+2n2
c 2n1+2n1
d n1+n2
Câu 140. / Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ được gọi là
a Thể đa bội chẵn với 36 NST
b Thể lượng bội với 18 NST
c Thể song nhị bội hay dị tứ bội
d Thể tứ bội có 4n=36 NST
ĐA: 111_c... 112_a... 113_d... 114_d... 115_b... 116_a... 117_c... 118_a... 119_d... 120_b... 121_c... 122_b... 123_d... 124_d... 125_c... 126_a... 127_c... 128_d... 129_b... 130_b... 131_b... 132_c... 133_c... 134_b... 135_b... 136_d... 137_c... 138_d... 139_d... 140_c

2 nhận xét:

Mai An nói...

nhiều bạn băn khoăn cách xác định tỉ lệ giao tử thể tứ bội (4n) thực ra rất giễ, nếu ko hiểu các bạn chỉ cần vẽ hình vuông ra. VD: AAaa thì 4 đỉnh lần lượt là A,A,a,a trong đó có 6 cạnh (4 cạnh hình vuông, 2 đường chéo)thì mỗi cạnh là một GT.
Nhiều sách cũng viết rồi, nếu dùng tổ hợp cũng rất nhanh.

Unknown nói...

hay

Đăng nhận xét