Mối liên hệ giữa số đơn vị tái bản, số đoạn okazaki và số lượng đoạn mồi

Một câu hỏi mà rất nhiều bạn đã từng thắc mắc, mà thậm chí mình cũng từng làm sai :D Câu 10 trang 15 SBT NC 12

Giả sử một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản) của sinh vật nhân thực có 30 phân đoạn okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị nhân đôi đó?

Rất nhiều bạn giải được là 31

Xin nêu ra công thức luôn: Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2.số đơn vị tái bản
Nếu như khi nhìn hình vẽ quá trình nhân đôi ADN trong SGK thì công thức này có vẻ mâu thuẫn. Nhưng hình vẽ trong SGK chỉ là một chạc chữ Y (một nửa của đơn vị tái bản). Một đơn vị tái bản gồn hai chạc chữ Y chạy ngược chiều nhau, và do 2 enzin AND pol đảm nhận việc kéo dài mạch
Cụ thể ở hình sau:



1 đơn vị tái bản (yêu sinh học)

Từ đây thì quá giễ dàng suy ra bài tập trên đáp án phải là 32 chứ ko phải là 31

Một số VD khác

VD1: Một bài tập trích từ một đề thi thử (ko nhớ trường nào nữa :D) nhưng nếu ko hiểu bản chất chỗ này cũng rất giễ làm sai
một phân tử AND đang tiến hành quá trình nhân đôi, trên phân tử ADN đó có 60 đoạn okazaki và có 70 đoạn mồi. Phân tử AND đó thuộc SV nhân sơ hay nhân thực? biết mỗi đơn vị tái bản gồm 200 cặp nu. Tính chiều dài phân tử ADN?

Giải: Từ công thức trên => số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2 = (70-60)/2=5 => SV này là SV nhân thực do quá trình nhân đôi diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản.

Còn chiều dài thì được tính một cách quá giễ dàng: = 5.200.3,4 =…

VD2: (đề đại học khối B 2010) ko liên quan đến vấn đề này lắm, nhưng bản chất thì cũng dựa vào một đơn vị tái bản gồn hai chạc chữ Y chạy ngược chiều nhau

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B.
Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

C.
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

D.
Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).

Đáp án là câu C. bởi vì nếu xét trên một chạc chữ Y thì quả thật enzim nối chỉ tác động lên một trong 2 mạch. Nhưng nếu xét rộng ra trên một đơn vị tái bản thì cả 2 mạch đều cần tới enzim nối ligaza

Một vấn đề rất nhỏ nhưng nếu ko chú ý thì rất giễ dẫn đến sai lầm :D đúng là kiếm điểm tuyệt đối Sinh Học chẳng giễ tẹo nào http://matcuoi.com



Yêu Sinh Học

9 nhận xét:

Phan Thanh Ngọc nói...

Rất hay! Thầy cũng đã từng nhầm giữa một chạc ba tái bản và một đơn vị tái bản.

Nặc danh nói...

qua hay,ngay xua hoc cung khong biet,gio di day moi hay

HungDo nói...

minh thay lam sao day, cai thi nhan doi cai lai ko nhan doi, kho hieu. ko co li thuyet ve cac cong thuc lam bai tap phan nay a.

HungDo nói...

minh thay lam sao day, cai thi nhan doi cai lai ko nhan doi, kho hieu. ko co li thuyet ve cac cong thuc lam bai tap phan nay a.

Công Chúa Nhỏ nói...

Viết khá lã rõ rồi mà bạn ơi, ko hiểu chỗ nào thế :P

Nặc danh nói...

còn công thức (2^(k-1) ).(số đoạn okazaki + 2a) là gì vậy ???

Unknown nói...

theo mình nghĩ công thức phải là ( số đoạn okaraki + 2)*số đơn vị tái bản

Unknown nói...

Đã hiểu. Thanks

Unknown nói...

hai công thức :số okaraki+2*số đơn vị tái bản
và:(số okaraki+2)*số đơn vị tái bản thì ct nào đúng ạ?

Đăng nhận xét