BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 31. / Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra tại đâu
a Nhân tế bào
b Tế bào chất
c mARN
d Ribosome
Câu 32. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
a Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’
b Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ
c Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai
d Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’
Câu 33. / Polixôm là
a Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ
b Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn
c Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào cùng 1 thời điểm
d Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp prôtêin
Câu 34. / Đặc điểm của prôtêin bậc 4 khác biệt với prôtêin các bậc còn lại là
a Cấu tạo từ 2 mạch pôlipeptit
b Có các liên kết hiđrô
c Cấu tạo từ 2 hay nhiều mạch pôlipeptit
d Có các liên kết peptit giữa các đơn phân
Câu 35. / Mỗi axit amin được cấu tạo bởi 3 thành phần nào sau đây
a Đường ribô, axit phôtphoric, bazơ nitric
b Axit phôtphoric, nhóm amin, nhóm gốc
c Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, bazơ nitric
d Nhóm amin, nhóm cacbôxyl, nhóm gốc
Câu 36. / Hoạt động nào sau đây của gen cấu trúc được xem là chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin
a Dịch mã
b Sao mã
c Tự sao
d Tự nhân đôi
Câu 37. / Đặc điểm có trong cấu trúc của prôtêin mà không có trong cấu trúc của ADN và ARN là
a Trên mạch cấu tạo có các vòng xoắn
b Có các liên kết peptit giữa các axit amin
c Có tính đa dạng và tính đặc trưng
d Có cấu tạo 1 mạch
Câu 38. / Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là
a Tự sao b Giải mã
c Khớp mã d Sao mã
Câu 39. / Trong tổng hợp prôtêin, axit amin không tham gia vao cấu trúc của phân tử prôtêin, dù trước đó đã được tổng hợp là
a Axit amin thứ nhất
b Axit amin cuối cùng
c Axit amin thứ hai
d Axit amin mở đầu
Câu 40. / Tổng hợp prôtêin xảy ra ở
a Tế bào chất
b Nhiễm sắc thể
c Nhân tế bào
d Tất cả các bào quan
Câu 41. / Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin
a Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm
b Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
c Tổng hợp mARN
d Hoạt hoá axit amin
Câu 42. / Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện Okazaki là
a ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'
b Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao
c Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3'
d Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit
Câu 43. / Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, cấu trúc nào làm nhiệm vụ vận chuyển axit amin
a ADN b rARN
c mARN d tARN
Câu 44. / Phân tử mang mật mã trực tiếp cho ribôxôm dịch mã là
a mARN b rARN
c ADN d tARN
Câu 45. / Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã
a mARN b ADN
c tARN d rARN
Câu 46. / Có thể gọi mARN là
a Bản dịch mã
b Bản mã sao
c Bản mã đối
d Bản mã gốc
Câu 47. / Thực chất của quá trình dịch mã là
a Chuyển trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin trong Protêin
b Tạo ra chuỗi ribônuclêôtít từ chuỗi nuclêôtít
c Chuyển trình tự ribônuclêôtít thành trình tự nuclêôtít
d Tạo ra phân tử Prôtêin có cấu trúc bậc cao
Câu 48. / Phiên mã ngược là hiện tượng
a Từ ADN tổng hợp ARN
b Từ Prôtêin tổng hợp ARN
c Từ ARN tổng hợp ADN
d Từ ADN tổng hợp prôtêin
Câu 49. / Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp protêin là
a tARN
b mARN
c ADN
d rARN
Câu 50. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
a Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ
b Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai
c Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’
d Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’
ĐA: 1_c... 2_b... 3_c... 4_b... 5_a... 6_b... 7_b... 8_c... 9_b... 10_d... 11_d... 12_c... 13_b... 14_c... 15_c... 16_a... 17_b... 18_d... 19_c... 20_a... 21_c... 22_c... 23_b... 24_b... 25_d... 26_d... 27_d... 28_d... 29_c... 30_b... 31_d... 32_b... 33_c... 34_c... 35_d... 36_b... 37_b... 38_b... 39_d... 40_a... 41_d... 42_c... 43_d... 44_a... 45_a... 46_b... 47_a... 48_c... 49_a... 50_a...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét